Thưa Quý vị, sở dĩ Loan thực hiện CD “Vẫn Thương Màu Áo Trận” là để tưởng niệm đến tất cả những ngườI lính VNCH đã hy sinh cho chúng ta có được sự hiện hữu tốt đẹp hôm nay trên xứ lạ quê người. Có rất nhiều bản nhạc, bài thơ nói về đời Lính. Tuy nhiên, theo Loan nghĩ thì có vẻ bóng bẩy và văn hoa quá. Thật ra đời lính phải luôn luôn đối đầu với những gian nan vất vả, mà ít được ai nhắc đến. “Tay ghì súng, nghe mùi tang tóc đâu đây! Trong tâm khảm của người lính luôn mong ước hậu phương được yên vui, mọi người dân có được những bữa cơm, giấc ngủ thật bình yên không bị quấy nhiễu bởi đạn pháo của quân thù. Để rồi những ngày dạo phố cùng người yêu bé bỏng không còn bị giới hạn vì giờ giới nghiêm. Niềm tâm sự của người lính quả thật rất đơn sơ!
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

Lính Nghĩ Gì? Về CD "Vẫn Thương Màu Áo Trận" Của Ca Sĩ Mai Loan (Lê Quang)

18/04/20171:12 SA(Xem: 11674)
Theo thông lệ khi đi làm về. Công việc đầu tiên của tôi, là ghé tạt qua thùng thơ để kiểm soát coi có thư từ gì hay không. Và hầu như ngày nào cũng như ngày nấy, tôi nhận được đủ loại quảng cáo của các chợ, các cửa hàng thời trang và thơ “dụ khị” các công ty cho vay tiền với lãi xuất thấp.

Thấy không có những thư từ quan trọng cần giải quyết. Tôi tóm gọn mớ báo quảng cáo ném vào thùng rác “recycle”, thì một mãnh giấy bưu điện màu vàng rơi ra.

Tôi vừa đi về hướng căn apartment vừa cầm tờ giấy báo của bưu điện, trong lòng thắc mắc không biết ai đã gởi cái gì cho tôi. Ông phát thư đã “chơi ác” chỉ ghi tên người nhận là tôi. Nơi xuất xứ là California, nhưng không ghi tên người gởi.

Tôi rời Việt Nam năm 1992 theo diện H.O đến nay đã trên 10 năm. Hơn 10 năm nay, tôi sống tại thành phố Farmington, Detroit, Michigan. Tôi đến Farmington qua sự bảo lãnh của người bạn. Bạn tôi, nay đã dọn về Dallas, Texas. Trước khi đi bạn tôi nói: “Tao đã nếm đủ cái buồn, thấm đủ cái lạnh và nóng chảy mở của vùng trung bắc Hoa Kỳ rồi!!!. Mày có muốn đi thì cùng đi. Tùy!”. Lúc ấy, có lẽ mới sang Mỹ tôi chưa nếm đủ nóng, đủ lạnh và đủ buồn nên đã chọn ở lại. Bây giờ, tôi đã quên chuyện mình đã nếm đủ ba thứ kể trên hay chưa, để tính đến việc rời bỏ cái thành phố thưa thớt người Việt này.

Là một thanh niên lớn lên trong thời loạn ly. Ngày nào, tôi cũng nghe tin nói về người chết tại mặt trận của một gia đình hàng xóm - về máu đỗ thịt rơi nơi trưòng học, nơi khu công viên có trẻ thơ đùa giỡn - về hợp tan của những mối tình em hậu phương, anh tiền tuyến... Rồi như bao thanh niên khác, tôi được lệnh nhập ngũ vào năm 1971.

Với những tháng trong quân trường và những năm băng rừng, lội suối đủ để đóa mai nở trên vai áo tôi. Thì chính biến 30 tháng 4 năm 1975 xảy ra. Tôi đã sống những ngày tủi nhục, xót xa trong các trại Suối máu, Trảng bom, Trảng lớn hơn 3 năm.

Tôi đến Bưu điện để nhận thư theo giấy báo. Tôi nhận được một bao thư màu vàng khổ lớn. Thì ra, người gởi cho tôi là Huân đang sống tại thành phố San Jose miền Bắc California. Cầm bao thư trên tay, tôi đoán là Huân gởi cho tôi một tờ tạp chí. - Ở một thành phố nhỏ nơi đất khách quê người, mà nhận được một tạp chí tiếng Việt là một món quà giá trị, đáng quí.

Về đến nhà mở bao thư ra, tôi thấy tờ KBC Hải Ngoại số 43. Và ở giữa có một CD tựa đề: Vẫn Thương Màu Áo Trận do ca sĩ Thanh Loan thực hiện và bức thư của Huân. Trong thư Huân viết:

“Quang thân,

Thật là bất ngờ khi mày nhận được món quà này phải không? Mày bất ngờ (?).Đó là điều tao muốn nên không gọi điện thoại báo trước.

Thú thật với mày, tao quá thích thú khi tình cờ đi theo thằng bạn tham dự buổi ra mắt CD Vẫn Thương Màu Áo Trận của ca sĩ Thanh Loan vào tháng 8 vừa qua tại San Jose. Đây là buổi ra mắt một văn hóa phẩm mà đa số người tham dự là những người “hồi đó” làm lính và vợ con của họ. Bầu không khí sinh hoạt thật vui tươi, nhộn nhịp, lý thú với phần phỏng vấn của báo chí.

Các ông Nguyễn Vạn Bình báo Ý Dân, ông Duy Văn báo Đời Mới và một số vị nữa tao không nhớ tên v.v… đã “quay” ca sĩ Thanh Loan về việc “Cô chưa từng là Người Yêu Của Lính sao lại ra CD mang tên: Vẫn Thương Màu Áo Trận?” Thật tréo cẳng ngổng! Rất tiếc, tao không có camera thâu hình để gởi cho mày xem.

Với sự trong sáng của chủ đề dĩa nhạc và sự tự nhiên giữa khách và chủ trong ngày hôm đó. Tao cho rằng mình đã tham dự một buổi sinh hoạt văn nghệ có ý nghĩa, dù rằng chuyện lính tráng - chiến tranh - chết chóc - hận thù - điêu tàn là chuyện đã qua. Thế nhưng - nếu không có hôm qua thì không có ngày nay, và - nếu không có ngày nay thì không có ngày mai.

Trong tình trạng bức xúc và cao hứng, tao thấy cần phải chia xẻ những ngậm ngùi bâng khuâng của dĩ vãng với bạn bè, như một lời giới thiệu về CD “Vẫn Thương Màu Áo Trận” mà tao đã nghe và muốn bạn bè, người thân cùng nghe.

Tao cũng gởi cho mầy tờ KBC Hải Ngoại số mới nhứt. Hãy đọc! Nếu thấy đọc được, thì tự “ó đơ” lấy.Chúc vui, mạnh. Có về Cali chơi nhớ gọi tao. Huân ”

Trong đêm vắng, lái xe trên đường về, mở CD nghe Thanh Loan hát, có lúc tôi cay đắng, uất hận muốn rơi lệ. Tôi thấy thương cho tuổi trẻ thanh niên Việt Nam trong đó có tôi,có anh chị nam nữ quân nhân của QLVNCH.

Hãy nghe lời dẫn nhập của CD : “Người lính chúng ta chấp nhận chiến đấu cho sự sống còn của dân tộc. Yên vui nơi hậu phương, đó là niềm vui của người lính nơi sa trường, đó là lý do chắc tay súng để đối diện kẻ thù. Không có huy chương nào xứng đáng hơn cho sự hy sinh của người lính VNCH.

Trong nỗi niềm của mỗi con người, chúng ta khi xa quê hương và từ khi đến đất Mỹ này. Với cuộc sống mới dần dà sẽ dễ làm quên đi tất cả những gì quí giá nhất. Mà sự hiện hữu của chúng ta ngày hôm nay có được là nhờ công lao của người lính VNCH phải trả bằng xương, bằng máu, bằng những oan nghiệt trong các trại tù.

Chiến cuộc đã đi qua, nhưng dấu tích của một thời chinh chiến, những hình ảnh hào hùng của người lính chiến VNCH vẫn in mãi trong trái tim mỗi người. Xin cảm tạ những người chiến sĩ vì lý tưởng tự do đã hy sinh trọn tuổi thanh xuân cho tổ quốc, cho miền Nam thân yêu của chúng ta.” Và Thanh Loan hát nào là: Người yêu của lính, Tuyết trắng, Chiều mưa biên giới, Hoa biển, Sắc hoa màu nhớ, Đồn vắng chiều xuân, Ai nói với em, Phiên gác đêm xuân, Một chuyến bay đêm, Sao chưa thấy hồi âm.

Nghe Thanh Loan hát người ta nhận ra đây không phả là ca sĩ hát “ show và làm CD” để kiếm tiền. Mà là tiếng hát gởi gấm sự cảm mến chân thành của người em nhỏ dành cho đời lính.

Qua các bản nhạc viết bằng con tim của các nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, Nguyễn Văn Đông, Anh Chương, Anh Thy, Phượng Linh, Minh Kỳ, Song Ngọc, Châu Kỳ. Đặc biệt, thêm vào đó lời giới thiệu từng nhạc khúc do ca sĩ Thanh Lập viết vinh danh quân binh chủng QLVNCH được Thanh Loan diễn đọc. Đã làm cho CD Vẫn Thương Màu Áo Trận đến gần với lớp người sống và lớn lên trong thời chiến.

Tôi không phải là một nhà bình luận, nên ở đây tôi không làm công việc phê bình một tác phẩm văn nghệ. Mà tôi chỉ muốn nói lên những điều cần nói qua suy nghĩ của mình.

“Là một người đã góp máu, góp xương, một phần thân thể để vung trồng cây tự do cho đất nước. Tôi cảm thấy như được an ủi, vỗ về khi nghe Thanh Loan trình bày những ca khúc trong CD của cô. Nó đã hơn hẳn ở hải ngoại này, lợi dụng lúc tranh tối tranh sáng trong cuộc đấu tranh giải trừ chế độ phi nhân tại quê nhà, đã không thiếu những kẻ bất lương dùng chiêu bài văn nghệ, văn hóa để chà đạp và phủ nhận giá trị chính nghĩa của người lính VNCH, làm lợi cho CS độc tài, bạo ngược”.

Xin cám ơn Huân, người đã cho tôi tạp chí KBC Hải ngoại, CD Vẫn Thương Màu Áo Trận. Và cũng xin cám ơn ca sĩ Thanh Loan, ca sĩ Thanh Lập, nhạc sĩ Quốc Toản. Những người đã cho tôi - người lính VNCH cảm giác chưa bị lãng quên cho dù có là mấy mươi năm đi nữa.

Lê Quang
Farmington, Detroit, Michigan - Cuối Hạ 2005
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn