Thưa Quý vị, sở dĩ Loan thực hiện CD “Vẫn Thương Màu Áo Trận” là để tưởng niệm đến tất cả những ngườI lính VNCH đã hy sinh cho chúng ta có được sự hiện hữu tốt đẹp hôm nay trên xứ lạ quê người. Có rất nhiều bản nhạc, bài thơ nói về đời Lính. Tuy nhiên, theo Loan nghĩ thì có vẻ bóng bẩy và văn hoa quá. Thật ra đời lính phải luôn luôn đối đầu với những gian nan vất vả, mà ít được ai nhắc đến. “Tay ghì súng, nghe mùi tang tóc đâu đây! Trong tâm khảm của người lính luôn mong ước hậu phương được yên vui, mọi người dân có được những bữa cơm, giấc ngủ thật bình yên không bị quấy nhiễu bởi đạn pháo của quân thù. Để rồi những ngày dạo phố cùng người yêu bé bỏng không còn bị giới hạn vì giờ giới nghiêm. Niềm tâm sự của người lính quả thật rất đơn sơ!
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

Ca sĩ Mai Loan

18/04/20171:22 SA(Xem: 12413)
Không một ai mà không xúc động trước nhạc cảnh Thanh Lan đóng vai người vợ của đại úy Lê Văn Đương do Nhật Trường thủ vai trong nhạc phẩm “ Trên Đỉnh Mùa Đông”, và Mai Lệ Huyền với nhạc phẩm “ Người Yêu Của Lính” hát chung với nghệ sĩ Hùng Cường hoặc “ Phương Hồng Quế trong “ Lính Xa Nhà” …..

Nếu 30 năm trước, các ca sĩ Mai Lệ Huyền, Phương Hồng Quế và ca sĩ Thanh Lan được khán thính giả mến mộ phong cho danh hiệu là “ người yêu của lính”, điều đó không sai, bởi vì những nghệ sĩ này phần lớn họ hát những bài hát chứa đầy chất lính, và rất lính họ diễn tả bằng trái tim khi trình bày những nhạc phẩm liên quan đến lính. Và do tình hình biến chuyển của đất nước, nên những dòng nhạc viết về lính đã dường như bị “ bức tử “ theo vận nước, các nhạc phẩm viết về lính của thời chinh chiến cũng lịm dần theo thời gian bởi những yếu tố ngọai tại. Song cùng định mệnh của đất nước các “ người yêu của lính” cũng đành thúc thủ theo thời gian không thể phát huy tính yêu lính của mình. Mãi đến khi sự hình thành cộng đồng người Việt nơi hải ngọai và những phong trào vinh danh quân đội khắp nơi, thì nhạc lính bắt đầu khởi sắc. Những ca sĩ hải ngọai có dịp hát lại những nhạc phẩm thuộc về lính, ở những nơi hội hè, hoặc một vài nơi trong vũ trường. Góp phần tích cực trình diễn về nhạc lính trong các buổi sinh họat cộng đồng, ngòai những ca sĩ chuyên hát nhạc lính như : Chế Linh, Phương Hồng Quế ….còn có ca sĩ Thanh Loan cũng đã được mọi người yêu mến gọi cô là “ Người tình của lính” khi cô xuất hiện trên sân khấu. Bởi lẽ trong suốt quá trình góp mặt với làng ca nhạc cộng đồng ca sĩ Thanh Loan đã tạo được chỗ đứng trong lòng giới hâm mộ chuyên nghe“ nhạc lính” sau những lần cô trình diễn, với một phong cách và trang phục” hết sức lính” cùng với những bài hát chỉ dành cho lính.

Trong tâm tình, Thanh Loan cho biết, gia đình và họ hàng của cô đều có người phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nên cô đã có rất nhiều cảm tình với các anh lính chiến. Và sắp tới đây cô sẽ ra mắt CD “ Vẫn Thương Màu Ao Trận”. Theo cô: đây là một CD với hơn 10 nhạc phẩm do nhạc sĩ Quốc Toản hòa âm, lời tựa cũng như lời dẫn mở đầu, do chính cô tự dẫn, là một CD tập hợp những bài hát hay nhất về lính.

Được biết ca sĩ Thanh Loan tên thật là Nguyễn Mai Loan sinh và lớn lên từ miền đất có tên gọi là “thùy dương cát trắng”, nơi có nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên và cũng là nơi sản sinh, cung cấp nhiều nhân tài cho đất nước trên nhiều lãnh vực. Thân phụ là sĩ quan QLVNCH , xuất thân khóa 3 trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, là con của miền sóng nước Sông Hậu. Mẹ cô là con gái của quê hương “ quan họ” vùng đất thi nhân mặc khách, là quê Mẹ của nhà thơ vĩ đại của dân tộc: đại thi hào Nguyễn Du.

Thuở thiếu thời, Thanh Loan theo cha phục vụ trong Trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế Nha Trang, nên Thanh Loan đã có dịp biết và tiếp xúc với lính , quan sát tìm hiểu và làm quen với những người lính, những khuôn mặt rắn rỏi với màu da xạm nắng cùng với thân hình vạm vỡ, đã gây ít nhiều cho bé Mai Loan 10 tuổi nhiều ấn tượng đẹp về lính.

Được hỏi ngoài ấn tượng đẹp về người lính (có thân hình vạm vỡ,khuôn mặt rắn rỏi v.v.,) Thanh Loan có tình cảm đặc biệt nào khác dành cho lính? Không cần suy nghĩ cô trả lời ngay là có. Thanh Loan có nhiều cảm tình đặc biệt với những người lính, xem họ như là những người ruột thịt của mình, và như trong nỗi xúc động xót xa nào đó! Thanh loan cho biết :” Có lần cô đã chứng kiến cảnh những người lính trận bị thương nằm trên những chiếc băng ca, hay là những chiếc quan tài phủ kín bởi quốc kỳ, vì đã hy sinh….Thanh loan đã khóc hết nước mắt, khóc như khóc cho chính người thân của mình, mặc dù cô không biết họ là ai, cô chỉ biết họ là những người lính, những anh hùng không tên tuổi, không cần lưu danh phận. Họ nằm xuống cho tổ quốc cho quê hương , đất nước và cho sự an bình, tự do cho người dân. Người lính đã khắc sâu vào tâm thức của Thanh Loan như là một chất keo gắn chặt giữa hình ảnh hào hùng, sự hy sinh cao cả cùng với niềm thương xót vô biên.”

Sau 30 tháng 4 năm 1975, Thanh Loan và gia đình vượt thoát tìm tự do trên một chiếc thuyền đầy ắp người, lúc đó Thanh Loan vừa tròn 16 tuổi. Và theo cô, khi đến đất tự do, vì phải tranh đấu để sớm hội nhập vào cuộc sống mới, nên có một khoảng thời gian dài những ấn tượng đẹp về người lính hầu như đã lùi dần trong tâm thức của cô.(theo chữ của cô dùng là
“ khoảng thời gian thật lớn, thật phôi pha”). Và rồi, bổng nhiên ấn tượng đó đã trở lại nở rộ trong tâm hồn Thanh Loan như ai đó cho cô mùa Xuân. Cô bé Nguyễn Mai Loan đã trưởng thành, thích đánh đàn Piano và nghêu ngao hát một mình với những nhạc phẩm về lính, cho đến khi gia nhập vào với The Ngo’Family Band của nhạc sĩ Thành Lập, và cũng từ đó hình ảnh người lính đã ngự trị trở lại mãnh liệt trong tâm hồn cô. Tiếng hát Thanh Loan được cất cao trong các buổi sinh họat của những đoàn thể cộng đồng người Việt tha hương miền Bắc Cali. Có lẽ vì còn duyên nợ với người lính nên đại đa số cựu quân nhân nơi Thung Lũng Hoa Vàng đã tán thưởng đặc biệt khi nghe Thanh Loan trình bày những tình khúc nói về đời lính. Và để chuyên chở những tâm tình của mình đến với những người lính và những thính giả có tâm hồn đồng điệu với lính, cô đã cùng với nhạc sĩ Thanh Lập thực hiện tiết mục nhạc chủ đề vào mỗi thứ tư hàng tuần trên đài phát thanh VNFM96.1 tại San Jose.

Sự thương mến và ân cần của những cựu quân nhân đã đưa Thanh Loan ngược dòng thời gian về lại với những kỷ niệm thật sâu xa với những người lính từ lúc còn thơ ngây. Hơn hẵn các ca sĩ khác cảm nghĩ về lính, Thanh Loan cho rằng đời lính với cô là “ Duyên và Nợ” , là “ An Tình” không sao trả được, nên lính vẫn là một hiện hữu đẹp đẽ trong cô. Xa hơn, Thanh Loan còn thấy được công cán của những người lính đối với tổ quốc, và cái giá phải trả quá đắt sau khi Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam, và người lính phải chịu đọa đày trong những trại tù trá hình với mỹ từ là trại cải tạo. Với sự hiểu biết về lính, và cảm thông những ưu tư về người lính , nên Thanh Loan đã quyết định dùng lời ca tiếng hát của mình để mong góp cho sự xoa dịu đi những nỗi niềm mất mác của người lính. Thanh Loan đã thể hiện được tình cảm đó qua hành động và đã trở thành, một người ca sĩ hát nhạc lính có hồn nhất trong số các bạn đồng nghiệp trong mọi sinh họat.

Được hỏi tại sao Thanh Loan thích hát nhạc lính và cho lính? Thanh Loan chân tình trả lời: Em hát cho lính như để tri ân, hát để làm sống lại những trang sử hào hùng, như để chịu chung một niềm đau của dân tộc. Khi em cất cao tiếng hát là đã thấy chất lính ở trong tâm hồn, nên lính với em là tuy hai nhưng là một.

Mọi chi tiết xin liên lạc :
Email: nguyenmai59@yahoo.com
Website: www.mailoanmusic.com
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn