Thưa Quý vị, sở dĩ Loan thực hiện CD “Vẫn Thương Màu Áo Trận” là để tưởng niệm đến tất cả những ngườI lính VNCH đã hy sinh cho chúng ta có được sự hiện hữu tốt đẹp hôm nay trên xứ lạ quê người. Có rất nhiều bản nhạc, bài thơ nói về đời Lính. Tuy nhiên, theo Loan nghĩ thì có vẻ bóng bẩy và văn hoa quá. Thật ra đời lính phải luôn luôn đối đầu với những gian nan vất vả, mà ít được ai nhắc đến. “Tay ghì súng, nghe mùi tang tóc đâu đây! Trong tâm khảm của người lính luôn mong ước hậu phương được yên vui, mọi người dân có được những bữa cơm, giấc ngủ thật bình yên không bị quấy nhiễu bởi đạn pháo của quân thù. Để rồi những ngày dạo phố cùng người yêu bé bỏng không còn bị giới hạn vì giờ giới nghiêm. Niềm tâm sự của người lính quả thật rất đơn sơ!
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

Nữ Ca Sĩ Mai Loan Từ “Vẫn Thương Màu Áo Trận” Đến “Một Thời Binh Lửa”

18/04/20171:44 SA(Xem: 11190)
Sau một thời gian dài, tình cờ tôi gặp lại ca sĩ Thanh Loan trong buổi tiệc hội ngộ của các anh thuộc Khóa 5/68 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức/ QLVNCH. Vào những lần gặp gở trước, trong sinh hoạt văn nghệ của cộng đồng, tôi thấy Thanh Loan xinh xắn, dáng vẻ kiêu hùng trong những bộ quân phục của “Màu Áo Trận”. Nhưng lần này lại khác, tôi thấy cô thướt tha, dịu dàng trong tà áo dài  Việt Nam.

Trong buổi gặp gở, Thanh Loan nói với tôi về chủ đề CD cô đã thực hiện. Đó là  hồi ký  “Một Thời Binh Lửa” của Thiếu tá Bảo Định Nguyễn Hữu  Chế. Thiếu tá  Nguyễn Hữu Chế, tốt nghiệp Khóa 13 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức. Đơn vị cuối cùng của ông, là  Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 43, Sư Đoàn 18 Bộ Binh. Thanh Loan tặng tôi CD “Một Thời Binh Lữa”, muốn tôi nghe và muốn tôi nói lên cảm nghĩ của một người lính. Đó là nguyên do tôi viết những giòng này.

Khi phần nhạc mở đầu chìm vào hư không, giọng nói trầm ấm của người em, người yêu của lính từ xa xa vọng về:  “Một danh dự lớn lao của Thanh Loan là được đem tiếng nói của mình ghi lại những trang chiến sữ hào hùng của QLVNCH. Bao nhiêu máu xương đã đỗ. Bao nhiêu chiến sĩ, kiện tướng ra đi không hẹn ngày trở về. Đó là những con người đã hy sinh hạnh phúc riêng tư của đời mình để đổi lấy hạnh phúc của toàn dân… Xin dâng hết trái tim của người em nhỏ bé này đến với các anh hùng hào kiệt của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bằng tấm lòng tri ân vô bờ bến”.

Để  rồi những thiên hùng ca thời chinh chiến, nói về những trận đánh cuối cùng, khốc liệt đã diễn ra với “Võ Đắc Trong Biển Lửa - Người Ở Lại Định Quán - Lui Binh và Đồng Nai Dậy Sóng” bắt đầu. Đây là những  văn kiện lịch sử  vừa oai hùng, vừa đau thương  của cuộc chiến Quốc - Cộng, được con mãnh hổ Nguyễn Hữu Chế  nhớ rừng, nhớ quê, nhớ mẹ, nhớ trời Việt Nam ghi lại:

“Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già.
Với tiếng gió gào ngàn
Với giọng nguồn hét núi
Với khi thét tiếng trường ca dữ dội
Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
Lượn tấm thân trên sóng cuộn  nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm lá gai, cỏ sắc.
(“Hổ Nhớ Rừng” của Thế Lữ)

Bằng hồi ức của một  người lớn lên theo nghiệp đao binh, với trái tim như còn đang rướm máu, trên đôi mắt u buồn như  còn những giọt lệ chưa khô, Bảo Định Nguyễn Hữu Chế đã ghi lại những hình ảnh dũng cảm, phi thường của các chiến sĩ Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 43, Sư Đoàn 18 Bộ Binh của Quân Lực VNCH. Tất cả được Thanh Loan  diễn đọc rõ từng chữ, từng chấm, từng phết, lúc trầm, lúc bổng, giữa tiếng đạn nổ, bom rơi khi chiến trường sôi động và im lặng rợn người khi màn đêm đổ xuống.

Nghe Thanh Loan nói và kể về “Một Thời Binh Lữa”, người ta cảm nhận được những hy sinh cao quí của những người mang “màu áo trận”. Nghe Thanh Loan diễn đọc “Một Thời Binh Lữa”, người nghe không khỏi ngậm ngùi, xót thương cho  những chàng trai thế hệ. Và thương cho mẹ Việt Nam mấy mươi năm phải gánh chịu những đau thương ngập trời của lửa đạn.

Với những lúc khoan thai, những lúc dồn dập, những lúc lo âu muốn… ngộp thở trong vùng lữa đạn khi đối diện với quân thù, lúc chiến trường nổi sóng với những đợt tấn công của địch, lúc lui binh  được an toàn, lôi cuốn của Thanh Loan, đã khiến tôi bàng hoàng, xót xa.
 Những lúc như vậy, hình như tôi đã thấy được từng nét bút của Bảo Định Nguyễn Hữu Chế bị nhạt nhòa vì nước mắt. Trên những trang giấy kia, tôi đã thấy được xác người, nhận diện ra được những giọt máu đào, những giọt lệ rơi, không những đã tưới lên vùng đất hiền hòa Võ Đức,  Đồng Nai, lên vùng đất khô cằn Định Quán, mà là khắp mọi miền của đất nước.

Tôi chợt nhớ đến bài viết “Lính nghĩ gì ” của tác giả  Lê Quang ở tiểu bang xa xôi Detroit, Michigan, mà tôi đã đọc năm nào, chưa quên: “Xin cám ơn Huân, người đã cho tôi tạp chí KBC Hải Ngoại, CD Vẫn Thương Màu Áo Trận. Và cũng xin cám ơn ca sĩ Thanh Loan, ca sĩ Thanh Lập, nhạc sĩ Quốc Toản. Những người đã cho tôi, người lính VNCH cảm giác chưa bị lãng quên, cho dù  có là mấy mươi năm đi nữa”.

Tôi nghĩ, rồi cũng như vậy, CD “Một Thời Binh Lửa” của Bảo Chế Nguyễn Hữu Định,  sẽ mãi không phai mờ trong lòng người nghe. Như ở góc trời xa xôi, nơi đã  có những  giọt nước mắt, những giọt máu đào, những xác thân nằm xuống của  các chiến  binh Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 43, Sư Đoàn 18 Bộ Binh, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Mãi mãi như bây giờ và  cho đến ngàn sau, vẫn là niềm kiêu hãnh của những người đã hy sinh vì tổ quốc.

Và cuối cùng, CD “Một Thời Binh Lửa” không phải là di sản của Thanh Loan, của Bảo Định Nguyễn Hữu Chế để lại cho tôi, cho các bậc đàn anh,  cho thế hệ đàn em, mà là cho thế hệ mai sau về một chứng tích oai hùng của một quân lực, như những chứng tích khác, nói về nguyên nhân cuộc di tản khổng lồ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, của một giai đoạn lịch sử đã qua.

 
Đặng Thiên Sơn
ĐĐ1/ Trinh Sát/ Sư Đoàn Nhảy Dù/ QLVNCH
San Jose, Cali đầu hè 2008
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn