Thưa Quý vị, sở dĩ Loan thực hiện CD “Vẫn Thương Màu Áo Trận” là để tưởng niệm đến tất cả những ngườI lính VNCH đã hy sinh cho chúng ta có được sự hiện hữu tốt đẹp hôm nay trên xứ lạ quê người. Có rất nhiều bản nhạc, bài thơ nói về đời Lính. Tuy nhiên, theo Loan nghĩ thì có vẻ bóng bẩy và văn hoa quá. Thật ra đời lính phải luôn luôn đối đầu với những gian nan vất vả, mà ít được ai nhắc đến. “Tay ghì súng, nghe mùi tang tóc đâu đây! Trong tâm khảm của người lính luôn mong ước hậu phương được yên vui, mọi người dân có được những bữa cơm, giấc ngủ thật bình yên không bị quấy nhiễu bởi đạn pháo của quân thù. Để rồi những ngày dạo phố cùng người yêu bé bỏng không còn bị giới hạn vì giờ giới nghiêm. Niềm tâm sự của người lính quả thật rất đơn sơ!
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

Cảm Tưởng Của Người Lính Về 2 CD Đọc Truyện

18/04/20171:50 SA(Xem: 11823)
Tháng Tư lại về!, Đã qua 32 mùa phượng nở mà quê hương Việt Nam vẫn đang chìm đắm trong tang thương. Ngày 30 tháng Tư năm ấy, người lính VNCH phải buông súng rã ngũ trong tức tưởi. Chưa đánh đã thua! Giặc chưa đến đã bỏ chạy! quan quân hổn loạn, dân tình chao đảo, đất nước nghiêng ngửa.

“Một Thời Binh Lửa”
với giọng đọc truyền cảm của Thanh Loan
                                       Nỏ Thần Miền Đông

Tháng Tư lại về!, Đã qua 32 mùa phượng nở mà quê hương Việt Nam vẫn đang chìm đắm trong tang thương. Ngày 30 tháng Tư năm ấy, người lính VNCH phải buông súng rã ngũ trong tức tưởi. Chưa đánh đã thua! Giặc chưa đến đã bỏ chạy! quan quân hổn loạn, dân tình chao đảo, đất nước nghiêng ngửa.

 Kẻ chiến thắng chỉ là lũ người man rợ. Họ đã phá tan, đập nát, vơ vét hết của cải của miền Nam đem ra Bắc như một chiến lợi phẩm, kể cả 16 tấn vàng trong Ngân khố VNCH để bọn đầu lĩnh Bắc Bộ Phủ chia chác cho nhau. Nhưng cái loa tuyên truyền của chúng cứ bô bô rằng “Thiệu bỏ chạy mang theo 16 tấn vàng!” Bọn đầu lĩnh Bắc Bộ Phủ muốn đưa cả dân tộc trở lại thời kỳ đồ đá để dễ dàng thao túng và thống trị.

Kẻ thua trận, phần lớn bị lùa vào các trại lao tù, một số khác bị xua đi đến những nơi rừng thiêng nước độc, được gọi bằng cái danh từ hoa mỹ là “vùng kinh tế mới”, một số khác trốn thoát được ra ngoại quốc thì phải sống cuộc đời lưu vong tỵ nạn. Người dân bỏ nước đành phải nhận xứ người làm quê mình.

Kẻ chiến thắng đang cố bóp méo lịch sử. Bọn chúng tha hồ múa gậy vườn hoang. Dưới chính sách cai trị độc tài và hung bạo của cộng sản, người dân sống trong nước chỉ dám nghe, dám nói, dám nghĩ, hay dám làm những gì mà Đảng và Nhà Nước “Cách Mạng” chỉ thị. Đám văn nghệ sĩ, hoặc tầng lớp trí thức, hầu hết vì miếng cơm manh áo, vì sự an toàn của bản thân, đều đã trở thành công cụ tuyên truyền cho bạo quyền Cộng sản.

Bảo Ninh, tên bộ đội xâm lược răng đen mã tấu miền Bắc, tập tành làm văn sĩ, viết truyện ký, nhưng chẳng ra gì. Trong tác phẩm “Nổi Buồn Chiến Tranh” được Giải thưởng Hội nhà văn năm 1991, được dịch ra nhiều thứ tiếng - vì tò mò ham của lạ hơn là giá trị đích thực của nó – Tác phẩm của hắn đã nói lên những ray rứt trong lòng, nổi chán chường, sự thất vọng của đám bộ đội CSBV xâm lược trước cuộc chiến dai dẳng do bọn đầu lĩnh ngồi ở Bắc Bộ Phủ chủ xướng. Nhưng điều đáng nói là khi đề cập về một sự kiện, hoặc mô tả một trận chiến, Bảo Ninh, tên bồi bút cuồng tín đã hoàn toàn láo khoét, bịa đặt câu chuyện. Đúng là nói dối như VẸM! hắn khoa môi múa mỏ:

“…Hồi bọn tớ tràn qua Xuân Lộc đuổi đánh bọn lính sư đoàn 18, ở những rãnh xích đầy thịt với tóc. Giòi lúc nhúc. Thối khẳn. Xe chạy tới đâu, ruồi bâu tới đấy…cái chủ yếu là …thoát khỏi ngủ mê…” (trang 184, Văn Hiến ấn hành lần thứ nhất tại Hoa Kỳ 1996).
 Nhưng sự thật như thế nào? Hơn 37 xe tăng và xe bọc thép CSBV bị bắn hạ, hơn 6000 quân CSBV xâm lăng bị phơi xác! và Sư đoàn 18BB rút bỏ Xuân Lộc theo lệnh của thượng cấp chứ không phải vì thua mà bỏ chạy.

Vi thế điều tôi muốn nói ở đây là chúng ta, những người còn sống sót sau cuộc chiến, may mắn đang được hít thở không khí tự do, hãy nhớ lại, hãy viết ra những kinh nghiệm trải qua, hãy nói lên sự chiến đấu oai hùng và dũng cảm của quân và dân VNCH trong công cuộc chiến đấu chống lại bọn CSBV xâm lược tràn vào từ phương Bắc trong hơn 20 năm ròng.

May mắn thay, chúng ta còn có những nhà văn Quân đội như Phan Nhật Nam với tác phẩm nổi tiếng “Mùa Hè Đỏ Lửa”…, Trương Dưỡng với “Một Cánh Hoa Dù”…, Phạm Huấn với “Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975” …, Phạm Phong Dinh với “Thiên Anh Hùng Ca QLVNCH”..., Nguyễn Đức Phương với “Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh VN 1963-1975”…, Mường Giang với “Thân Phận Người Lính VNCH”…, Nhóm Những Nhà văm Quân Đội với “Những Trận Đánh Không Tên Trong Quân Sử”, và rất nhiều những cây viết tài tử đăng rải rác trên các Tạp chí và Diễn Đàn.

Dù bọn CSBV đang tìm cách bóp méo lịch sử, nhưng sự thật vẫn là sự thật. Nếu chúng ta không nói lên được cái sự thật đó thì thế hệ mai sau, con cháu chúng ta khi lớn lên biết đâu mà phân biệt!

Sư đoàn 18BB, một trong những đại đơn vị chiến đấu đến giờ thứ 25, đến khi lệnh buông súng do Tướng Dương Văn Minh ban ra mới thôi, nên  từ cấp Tướng, Tá tới lính trơn đều phải đi tù “cải tạo”. Kể từ Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 cho đến trận chiến đấu cuối cùng 12 ngày đêm tại Xuân Lộc, người lính trấn giữ miền Đông mang Phù hiệu Nỏ Thần trên vai áo đã bao phen làm cho quân thù khiếp sợ. Những Nhà Thơ kiêm Nhà Văn Mường Giang, Nguyễn Phúc Sông Hương, Ý Yên Phan Tấn Mỹ, với kinh nghiệm bản thân, đã viết và nói lên được  những chiến tích oai hùng của người lính Sư đoàn 18BB. Bên cạnh đó, những Nhà Văn Quân đội Phạm Huấn, Phạm Phong Dinh, Nguyễn Đức Phương, và nhà Sử học người Mỹ Gorge Jay Veith đã không ngớt đề cao những chiến tích của Đại đơn vị lừng danh này.

Mấy năm gần đây, một cây bút tài tử khác của Sư đoàn 18BB thường xuất hiện trên các Tạp chí và Diễn đàn với bút hiệu Bảo Định.  Bảo Định chỉ là một người lính, không phải là nhà văn. Do những thôi thúc nói lên sự thật để trả lời những xuyên tạc, bóp méo sự kiện, khoát lác, khoe khoang của bọn bồi bút cộng sản, nên anh đã mạnh dạn kể lại “Một Thời Binh Lửa” mà chính anh là chứng nhân.

Nhưng nếu như những bài viết của anh chỉ rải rác xuất hiện trên các Tạp chí, hay trên các Diễn đàn, thì trong thời đại chạy đua với thời gian này, có mấy ai để ý mà tìm đọc.

Thực bất ngờ, do một cơ duyên, Bảo Định nghe được hai CD đọc truyện của ca sĩ Thanh Loan: “Hạnh Phúc Nơi Nào”, và “Giờ Này Anh Ở Đâu”, anh nhận thấy giọng đọc của người ca sĩ này quá hay, truyền cảm, và rất thu hút, đã làm cho anh nhớ lại một giọng nói, một giọng nói  mà đã lâu lắm rồi, đã mất đi, kể từ khi Sàigòn mất tên.

Đó là giọng nói Dạ Lan, giọng nói của người em gái hậu phương đêm đêm tâm tình với người anh trai tiền tuyến qua Đài Phát thanh Quân Đội. Giọng đọc của Thanh Loan cũng nồng ấm, ngọt ngào và truyền cảm, cũng thu hút như giọng nói của Dạ Lan dạo nào, nên anh thấy cần phải nhờ cô ca sĩ này ghi âm những bài viết của mình để làm kỷ niệm.

Người hướng dẫn Thanh Loan trong bước đầu cô gia nhập vào làng âm nhạc là Nhạc sĩ Thanh Lập, cũng là một cựu chiến binh xuất thân khóa 4/71 Trường Bộ Binh Thủ Đức. Thanh Loan nhờ Thanh Lập phân đoạn và giảng giải một số thuật ngữ quân sự mà cô không hiểu, hay hiểu một cách mù mờ. Càng đọc, Thanh Lập càng thấy  đây là những bài viết có giá trị lịch sử, dù câu văn không được trau chuốt và gãy gọn. Anh quyết định dấn thân, cùng Thanh Loan thực hiện hai CD đọc truyện với tất cả kinh nghiệm mà anh có được. Thanh  Lập muốn những tác phẩm này phải được lưu lại hậu thế, để cho thế hệ mai sau, con cháu chúng ta biết được sự chiến đấu gian khổ, những nét hào hùng của người lính VNCH. Anh bàn với Thanh Loan là cần phải giới thiệu những bài “Võ Đắc Trong Biển Lửa, Đồng Nai Dậy Sóng, Lui Binh và Người Ở Lại Định Quán”  ra công chúng. Hai CD này cùng mang chung một tựa đề là “Một Thời Binh Lửa”.

Tôi may mắn được Thanh Loan gửi cho nghe thử hai CD vừa mới thực hiện. Khi nghe xong, tôi có cảm giác như mình vừa xem xong một cuốn phim chiến tranh rất sống động. Khi điệu nhạc chấm dứt, thấy tâm hồn mình lắng đọng, lòng tràn đầy xúc cảm.

Tác giả bài viết khi được nghe giọng đọc của Thanh Loan, khi thì thủ thỉ ngọt ngào, khi thì đanh thép như hồi kèn xung trận, đã ví mình như chàng Sinh lần đầu được nghe Kiều đánh đàn:

“Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như nước suối mới sa giữa vời.
Tiếng khoan  như gió thoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
Ngọn đèn khi tỏ, khi mờ,
Khiến người ngồi đó mà ngơ ngẩn sầu”.
(Kim Vân Kiều – Nguyễn Du)

Bảo Định tâm sự: “Tôi có cảm tưởng những bài  này không phải do tôi viết”.

Thanh Loan, người ca sĩ duyên dáng, nổi bật với hai chiếc lúm đồng tiền trên má, rất có duyên với lính. Cô sinh ra và lớn lên trong môi trường của lính. Những người thân của cô đều là những người lính VNCH. Thân phụ của cô là một sĩ quan xuất thân từ khóa 3 Trường Võ bị Quốc gia Đàlạt, phục vụ tại Binh chủng Truyền Tin. Một người bác xuất thân từ khóa 4 Trường Sĩ quan Thủđức, phục vụ tại Binh chủng BĐQ. Thanh Loan cũng có một người cậu phục vụ trong Quân chủng Không quân, làm Phi đoàn trưởng Phi đoàn 245 ở Biên Hòa (1971-1975). Những người thân của cô đã hiện diện trong nhiều Quân Binh chủng của QLVNCH.

Khi bắt đầu bước chân vào nghiệp cầm ca, Thanh Loan đã chọn cho mình một thế đứng riêng biệt. Cô không xuất hiện trước khán giả với những tà áo dài cổ truyền, thướt tha như phần đông các ca sĩ khác, cô đã xuất hiện trong nhiều màu áo trận của QLVNCH. Giọng ca của Loan khàn khàn và nồng ấm nên rất thích hợp với những bài ca về Lính. Ở đâu có những buổi trình diễn văn nghệ gây quỹ giúp Thương Phế Binh VNCH hay nạn nhân của những trận bão lụt là có mặt Thanh Loan. Hầu như cô đã có dịp đi trình diễn ở nhiều tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ, và các tiểu bang như Missouri, Michigan, Washington DC. Colorado, Kansas…

Thanh Loan cũng đã cho trình làng hai CD đặc biệt hát cho Lính là:
- Vẫn Thương Mầu Áo Trận
- Gửi Anh Người Lính Ngày Xưa.
Đây là hai CD rất ăn khách của cô. Ngoài ra cô còn trình làng nhiều CD hát cho Quê hương, hát cho tình yêu lứa đôi, tình yêu muôn thuở.

Là một người lính VNCH nửa đường gãy gánh, tôi đã không thể nào quên được những năm tháng có ý nghĩa và đẹp nhất trong cuộc đời. Đó chính là thời gian phục vụ trong quân ngũ. Nay phải mang số kiếp của kẻ lưu vong tỵ nạn, tôi vẫn thấy luyến tiếc những chuổi ngày qua... Đó chính là tâm trạng con hổ nhớ rừng của Thế Lữ.

Cám ơn Bảo Định, tác giả của những bài viết ngợi ca Người Lính VNCH, cám ơn Thanh Loan, người đọc truyện với giọng đọc ngọt ngào, truyền cảm, đã đưa người lính già này về lại những kỷ niệm êm đềm của một thời  ta còn có Sàigòn, và Miền Nam mến yêu.
Nỏ Thần Miền Đông
Tháng 3 năm 2007
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn