Thưa Quý vị, sở dĩ Loan thực hiện CD “Vẫn Thương Màu Áo Trận” là để tưởng niệm đến tất cả những ngườI lính VNCH đã hy sinh cho chúng ta có được sự hiện hữu tốt đẹp hôm nay trên xứ lạ quê người. Có rất nhiều bản nhạc, bài thơ nói về đời Lính. Tuy nhiên, theo Loan nghĩ thì có vẻ bóng bẩy và văn hoa quá. Thật ra đời lính phải luôn luôn đối đầu với những gian nan vất vả, mà ít được ai nhắc đến. “Tay ghì súng, nghe mùi tang tóc đâu đây! Trong tâm khảm của người lính luôn mong ước hậu phương được yên vui, mọi người dân có được những bữa cơm, giấc ngủ thật bình yên không bị quấy nhiễu bởi đạn pháo của quân thù. Để rồi những ngày dạo phố cùng người yêu bé bỏng không còn bị giới hạn vì giờ giới nghiêm. Niềm tâm sự của người lính quả thật rất đơn sơ!
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

Mai Loan và CD “Những Cánh Thư Thời Loạn”

18/04/20171:57 SA(Xem: 12070)
Trong đời người không mấy ai lại không có một thời để yêu, để nhớ và… để chết. Ai cũng hiểu tình yêu là sự khởi đầu của nổi buồn, của niềm vui, của khổ đau và hạnh phúc, nhưng không hiểu tại sao  ai cũng muốn yêu và được yêu.  Trong sự yêu thương triền miên  của kiếp người,  tình yêu trai  gái của  Việt Nam trong thời chinh chiến đã trở thành  huyền thoại. Huyền thoại này đã để lại cho nhân gian những lá thư tình mà tôi cho là bất hữu.

Với một sắc thái  trình diễn đặc biệt, nữ ca sĩ Thanh Loan, người nghệ sĩ vừa có nét chuyên nghiệp vừa có nét nghiệp dư sẽ cho trình làng một tác phẩm nghệ thuật mới của cô vào dịp kỷ niệm ngày Quốc hận 30 tháng 4 năm 2009. Đó là Cd mang tựa đề  “Những Cánh Thư Thời Loạn.”

Khác với  những Cd trước  của Thanh như Cd ca nhạc “Gởi Anh Người Lính Ngày Xưa”, và CD “Vẫn Thương Màu  Trận” hay Cd đọc truyện “Một Thời Binh Lữa”,  thì Cd “Những Cánh Thư Thời  Loạn” là  lời nói yêu thương  nhung nhớ của người đánh trận miền xa và người tình ở hậu phương trong  hoàn cảnh đất nước của một thời binh lữa.

Ngoài những lời thương nhớ dặn dò  khi xa vắng nhau, Cd “Những Cánh  Thư Thời Loạn” còn  phong phú hơn khi được lồng vào  những nốt nhạc nỗi danh như: Người Yêu Của Lính (Trần Thiện Thanh),  Sắc Hoa Màu Nhớ (Nguyễn Văn Đông), Chiều Nay Không Có  Em (Ngô  Thụy Miên),  Gửi Người Giới Tuyến (Nhật Lệ), Nỗi Niềm (Tuấn Khanh), Bây Giờ Tháng  Mấy Từ Công Phụng, Tiếng Hát Hậu Phương (Minh Kỳ, Dạ Cầm), Mắt Biếc ( Ngô Thụy Miên), Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp (Nguyễn Văn Đông), Tuyết Trắng ( Anh Chương, Trần Thiện Thanh), Đồn Vắng Chiều Xuân (Trần Thiện Thanh), Phiên Gác Đêm Xuân (Nguyễn Văn Đông). Đây là đặc điểm suất sắc của Cd “Những Cánh Thư Thời Loạn”.

Ở khoảng không gian chỉ  có một mình trong phòng vắng, ta  lắng  nghe những lời “đường mật” từ chiến trường gởi về thành phố cho người yêu của “con bướm ” Thanh Lập,  sẽ thấy lòng mình hòa nhịp nỗi vui nếu ta là lính. Và khi lắng nghe  “chim oanh” Thanh Loan thỏ thẻ lời tình khi xa vắng người yêu với bao nhung nhớ, ta sẽ ngậm ngùi khi “trót yêu” người trai thế hệ.

Nghe Cd  “Những Cánh Thư Thời Lọan”  ta sẽ theo gót phiêu lưu của chàng đem mối tình lãng mạn cùng  hành quân vượt núi, băng ngàn qua  vùng Đắc  Tô, Đắc La Tân Cảnh, Ngót Ria Rua vùng ba  biên giới Việt - Miên-Lào, rừng già Long Khánh,  đồi huyền thoại 1001 hay một địa danh lạ quắc nào đó để cùng chia xẻ, vỗ về những âu lo  của một thứ tình yêu   bi hùng “anh tiền tuyến, em hậu phương”.

Nghe Thanh Lập đọc thư của Chuẩn Úy Phạm hữu Ngà, Trung Đội Trưởng Viễn Thám, Đại đội Trinh Sát  từ Long Khánh, nơi đồn trú của SĐ.18 BB gởi về Sàigòn cho người yêu. Nếu đã từng  là lính ai cũng đều nhìn thấy mình trong đó. Khi nghe Thanh Loan đọc thư của Nguyễn Ngọc Thu gởi ra mặt trận cho người tình.  Ai đã từng yêu lính, vợ lính không khỏi  ngẫn ngơ khi nghĩ mình là  Ngọc Thu… Và còn nhiều thứ nữa.

Nếu trong văn học thế giới  có “Những Lá Thư Tình Hay Nhứt” của các văn, thi hào như  Shakespeare,  London, Hemingway hay  La Fontain v.v... Thì những “Cánh Thư Thời Loạn” trong tạp chí KBC Hải Ngoại được Thanh Loan , Thanh Lập đem ra diễn đọc thâu vào dĩa nhựa, hợp soạn với những bản tình ca thời chinh chiến, thì chúng ta cũng không thể phủ nhận chỗ  đứng của nó trong  nền văn học Việt Nam Hải Ngoại.

Ở William Shakespeare,  Jack London, Ernest Miller Hemingway hay Jean de La Fontain người ta tìm thấy những lời yêu thương ngọt nào, tình tứ của khoảng đất trời  bao la với hoa thơm,  cỏ lạ, chim hót tưng bừng  của bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông  thời thanh bình. Thì ngược lại, những yêu thương trong “Những Cánh Thư Thời Loạn” của người con gái Việt Nam và những chàng trai lính chiến  là những lời yêu đương  đầy máu và  nước mắt với đêm đen của rừng thẳm, với đô thị buồn hiu khi vắng người yêu. Cho nên, tình yêu này  đã vượt lên nghĩa yêu thương tầm thường, bởi nó đã vượt  ra ngoài  ý niệm sự sống và nổi chết của con người.

Vì Thanh Lập là lính,  vì Thanh Loan là người yêu của lính nên đôi nghệ sĩ này đã gởi hết tâm sự của mình theo từng giòng chữ trong “Những Cánh Thư Thời Loạn” và trong  từng nốt nhạc của các  nhạc sĩ tài danh. Sự quyện tròn giữa tâm hồn và cảm xúc chân thật của Thanh Loan, Thanh Lập chắc chắn sẽ lôi cuốn người thưởng thức từ đầu cho đến cuối.

“Những Cánh Thư Thời Loạn” với kỷ thuật  hòa âm tân kỳ  sẽ khiến người nghe hình dung ra được  cảnh chiến trường súng nổ, bom rơi với lữa khói mịt mù  nơi trận chiến.  Ở một nơi mà tình chiến hữu, tình yêu tổ quốc đã vượt lên trên hết trong lòng  người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa.

Với kỷ thuật âm thanh được ca nhạc  sĩ Thanh Lâp đích thân thực hiện nên rất trung thực, rõ ràng, sound effect và nhạc back ground  thật đặc sắc. Tất cả những yếu này được thực hiện  tại phòng thâu băng hiện đại, high tech  La Van Studio (San Jose) của nhạc sĩ Vân La.
 
Ngoài phương diện nghệ thuật,  theo tôi giá trị của Cd “Những Lá Thư Thời Loạn” do Thanh Loan thực hiên không phải nằm ở chỗ tiếng nói, lời ca, giọng hát của Thanh Loan, Thanh Lập  hay hay dỡ. Mà vị trí của Cd nằm ở chỗ nó đã góp vào sự phong phú, đa dạng trong  nền văn học nghệ thuật của người Việt lưu vong. Chẳng những vậy,  Cd “Những Cánh Thư Thời Loạn”  còn là chứng nhân, là  dấu vết của những mối tình  nồng nàn vừa phiền muộn vừa lãng mạn mà những người yêu  nhau đã để lại cho thế gian của một nước  Việt Nam thời chinh chiến.

Xin trân trọng giới thiệu đến quí đồng hương Cd “Những Cánh Thư Thời Loạn”. Một Cd dễ thương đầy tình người.
 *Đặng thiên Sơn (đầu xuân 4/2009)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn