Thưa Quý vị, sở dĩ Loan thực hiện CD “Vẫn Thương Màu Áo Trận” là để tưởng niệm đến tất cả những ngườI lính VNCH đã hy sinh cho chúng ta có được sự hiện hữu tốt đẹp hôm nay trên xứ lạ quê người. Có rất nhiều bản nhạc, bài thơ nói về đời Lính. Tuy nhiên, theo Loan nghĩ thì có vẻ bóng bẩy và văn hoa quá. Thật ra đời lính phải luôn luôn đối đầu với những gian nan vất vả, mà ít được ai nhắc đến. “Tay ghì súng, nghe mùi tang tóc đâu đây! Trong tâm khảm của người lính luôn mong ước hậu phương được yên vui, mọi người dân có được những bữa cơm, giấc ngủ thật bình yên không bị quấy nhiễu bởi đạn pháo của quân thù. Để rồi những ngày dạo phố cùng người yêu bé bỏng không còn bị giới hạn vì giờ giới nghiêm. Niềm tâm sự của người lính quả thật rất đơn sơ!
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

Ca Sĩ Mai Loan (trích từ báo "Đời Mới", San Jose)

18/04/20172:17 SA(Xem: 11624)
Nếu, Phương Hồng Quế, Thanh Lan, Phương Dung, Mai Lệ Huyền…. trước đây được mệnh danh là “ Người Yêu Của Lính” bởi những ca sĩ này thường hát những nhạc phẩm về lính, hay hát cho lính ngay cả trên những tiền đồn hẻo lánh xa xôi trong thời kỳ chiến tranh. Họ là những người em gái hậu phương gắn bó với người lính VNCH. Bây giờ chiến tranh không còn nữa, nhưng người lính VNCH vẫn còn trong trái tim của mọi người yêu lính, yêu tự do. Một trong những người em gái “ hậu phương” hay nói rõ ra là “ hậu duệ” vẫn còn nhớ đến lính và đem lời ca tiếng hát , hát cho lính, đó là nữ ca sĩ Thanh Loan.

“Thanh Loan đi hát khác với những ca sĩ khác, vì Loan đi hát là để tri ân người lính, những người cựu quân nhân VNCH, chứ không phải vì kinh tế…”. Cô tâm sự.

 “Thanh Loan tên thật là Nguyễn Mai Loan, sinh tại Sài Gòn. Cô đã trải qua thời thơ ấu thật đẹp tại miền Thùy Dương cát trắng Nha Trang. Thân phụ cô là Đại Tá Nguyễn văn Lợi xuất thân từ khóa 3 trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt cùng khóa Trung Tướng Hòang Xuân Lãm và Lâm Quang Thi và là người quê ở Hậu Giang (Long An). Thân Mẫu cô quê ở Bắc Ninh (Hà Nội) là đất của thi nhân mặc khách, là quê Mẹ của thi hào Nguyễn Du tác giả Đọan Trường Tân Thanh (Kiều). Ngoài ra các chú, các bác, các cậu của Loan cũng đều phục vụ trong các Quân Binh Chủng Hải, Lục, Không Quân của QLVNCH. Bác của Loan là khóa 4 Thủ Đức, Biệt Động Quân, cậu của Loan là ĐVAH, thuộc Phi Đoàn 245 Biên Hòa.Nói chung một đại gia đình tòan là “Lính”.

Lúc còn ấu thơ, vì thân phụ làm việc tại Trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế (1963-1970) nên Loan đã có dịp quan sát, gần gũi và làm quen với những khóa sinh nơi đây. Hình ảnh những người thanh niên với thân hình rắn chắc, màu da sạm nắng trau dồi thể lực tại bãi biển Đồng Đế, đã để lại một ấn tượng thật đẹp trong tiềm thức cô bé Mai Loan từ dạo đó.”

Thanh Loan bắt đầu đi hát từ năm 1996, hầu hết nhạc Thanh Loan hát đều là nhạc lính nhằm ngợi ca tinh thần chiến đấu hoặc tình riêng của lính trong các quân binh chủng. Từ “ Người Yêu Của Lính” , “ Một Chuyến Bay Đêm” cho đến “ Hoa Biển” trong CD “ Vẫn Thương Màu Áo Trận” Thanh Loan diễn đạt và nói lên được tâm sự của mình là thế hệ “ con người yêu của lính” bởi vì Thanh Loan quan niệm thế hệ của mẹ Loan mới là thế hệ “người yêu của lính”, còn Thanh Loan chỉ là thế hệ “ con của người yêu của lính. Trong tinh thần yêu lính, quí trọng lính, Thanh Loan cũng thể hiện lập trường rõ rệt của mình rằng là “ nơi nào có cờ vàng 3 sọc đỏ “ thì Thanh Loan đến hát và không do dự, Thanh Loan không cần biết đến việc nội bộ của họ như thế nào, Thanh Loan chỉ biết họ là người quốc gia và luôn trân quí lá cờ vàng 3 sọc đỏ là đủ. Bên cạnh hát để vinh danh và trân quí người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa và để nêu cao chính nghĩa tự do, cũng như khẳng định lập trường của Thanh Loan đối với Cộng sản Việt Nam.

Thanh Loan tuyên bố: “ Dứt khoát không về Việt Nam, chỉ khi nào Việt Nam không còn cộng sản cai trị Thanh Loan mới về”.

Lời tuyên bố này, đã nói lên lập trường “ chống Cộng” dứt khoát của Thanh Loan, bởi lẽ “ con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh”. Cha là một sĩ quan cao cấp trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, thì con ít ra cũng phải có cái “gen” của cha ông  của mình. Thanh Loan đã tự khắc kỹ với chính mình trên quan điểm “ Quốc Gia – Tự Do và Cộng Sản – Độc Tài” và cô nói là phải làm một cái gì đó để hãnh diện với mọi người về người cha của mình, ít ra cũng giống ông về tư tưởng chống cộng sản.

Từ lập trường phân biệt rõ rệt giữa “ Quốc và Cộng” Thanh Loan không ngại ngùng dấn thân đem lời ca tiếng hát của mình giúp vui cho lính và cũng tỏ tấm lòng tri ân vinh danh người lính. Với tấm lòng như  “ mình vì lính và lính vì mình”, nên nhiều các cựu chiến binh rất lòng thương quí Thanh Loan mỗi khi nghe Thanh Loan hát hoặc đọc truyện trên đài phát thanh.

Với tinh thần này, nhà báo Đặng Thiên Sơn đã nói về “ Những Cánh Thư Thời Lọan” mà Thanh Loan là diễn đọc như sau:

 “Nghe Thanh Loan nói và kể về “Một Thời Binh Lữa”, người ta cảm nhận được những hy sinh cao quí của những người mang “màu áo trận”. Nghe Thanh Loan diễn đọc “Một Thời Binh Lữa”, người nghe không khỏi ngậm ngùi, xót thương cho  những chàng trai thế hệ. Và thương cho mẹ Việt Nam mấy mươi năm phải gánh chịu những đau thương ngập trời của lửa đạn.

Với những lúc khoan thai, những lúc dồn dập, những lúc lo âu muốn… ngộp thở trong vùng lữa đạn khi đối diện với quân thù, lúc chiến trường nổi sóng với những đợt tấn công của địch, lúc lui binh  được an toàn, lôi cuốn của Thanh Loan, đã khiến tôi bàng hoàng, xót xa.

 Những lúc như vậy, hình như tôi đã thấy được từng nét bút của Bảo Định (1)Nguyễn Hữu Chế bị nhạt nhòa vì nước mắt. Trên những trang giấy kia, tôi đã thấy được xác người, nhận diện ra được những giọt máu đào, những giọt lệ rơi, không những đã tưới lên vùng đất hiền hòa Võ Đức,  Đồng Nai, lên vùng đất khô cằn Định Quán, mà là khắp mọi miền của đất nước.

 Tôi chợt nhớ đến bài viết “Lính nghĩ gì ” của tác giả  Lê Quang ở tiểu bang xa xôi Detroit, Michigan, mà tôi đã đọc năm nào, chưa quên: “Xin cám ơn Huân, người đã cho tôi tạp chí KBC Hải Ngoại, CD Vẫn Thương Màu Áo Trận. Và cũng xin cám ơn ca sĩ Thanh Loan, ca sĩ Thanh Lập, nhạc sĩ Quốc Toản. Những người đã cho tôi, người lính VNCH cảm giác chưa bị lãng quên, cho dù  có là mấy mươi năm đi nữa”.

Tóm lại, theo nhận định của nhà văn Ngô Thư Sinh : “Thanh Loan người nghệ sĩ bé nhỏ của miền thung lũng Hoa Vàng đã làm được những gì đối với những người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ?

Đi hát, đi làm văn nghệ hay thực hiện những buổi nhạc chủ đề trên làn sóng của đài phát thanh 96.1 FM địa phương là những điều thích thú nhất của Thanh Loan…Tuy nhiên, đối tượng của mỗi sự việc vẫn có điều khác biệt và nhất là cảm xúc của bản thân qua những bước đường phục vụ tha nhân.

Có lẽ vì dòng máu Lính của thân phụ truyền lại nên hễ có bài hát nào hay bất cứ câu chuyện nào dính liếu đến người Lính, lẽ dĩ nhiên là người lính VNCH thì Loan nhất quyết phải thực hiện thành những tác phẩm có giá trị, không phải để trưng bày trong những cửa tiệm nhạc mà phải làm sao để thấm sâu vào lòng người và giá trị phải vượt lên cả không gian lẫn thời gian ....

Tất cả những gì mà Thanh Loan Loan thực hiện là để chân thành tri ân những người chiến sĩ VNCH đã đóng góp xương máu cho miền Nam tự do thân yêu…giờ đây những người lính già xa quê hương đang sống trong thầm lặng, khắc khoải nơi xứ người, một số mang thương tật sống trong cảnh lầm than trên quê nhà.

Vì thế những CD mà Loan thực hiện không ngoài mục đích chia sẽ ít nhiều niền đau của dân tộc, lưu lại cho mai sau một số dữ liệu có giá trị của một thời chinh chiến, những thế hệ tiếp nối sẽ hiểu được công lao hy sinh xương máu của người lính Việt Nam Cộng Hòa đã một thời chiến đấu bảo vệ quê hương.”

Và thật vậy, Thanh Loan là một nghệ sĩ quý hiếm trong tất cả các ca sĩ hát nhạc lính nơi hải ngọai. Chất lính đã thấm vào cô như từ khi mới chào đời,nên với LÍNH Thanh Loan sẳn sàng nói về Lính, hát cho Lính, và luôn luôn kính yêu lính như lời Thanh Loan đã tâm sự. “Nếu một người thương Lính, yêu Lính mà chưa bao giờ được hân hạnh làm người yêu của Lính, thì cuộc đời mình quả nhiên là một sự thiếu sót lớn.”

Những CD nhạc và đọc truyện về lính của cô thực hiện là những tác phẩm có giá trị lớn về mặt văn học nghệ thuật góp phần vào đa dạng vào sự phong phú của kho tàng văn học Việt Nam nơi hải ngoại và trong nước sau này .

 (1) Anh hùng trong trận chiến Võ Đắc.

San Jose, California

1/20/2011

 Hà Đình Huy

 

CD;s ĐÃ PHÁT HÀNH:

CD NHẠC

1.Vẫn Thương Màu Áo Trận

 2.Gởi Anh Người Lính Ngày Xưa

 (Những tâm sự miên man của đời lính và tâm tình của những người em gái hậu phương trong thời chinh chiến)

CD ĐỌC TRUYỆN

1.Một Thời Binh Lửa I & II

(Những Trận đánh sinh tử của QLVNCH, và cuộc “Lui Binh” đầy máu và nước mắt trong giờ thứ 25 của lịch Sử)

 2. Những Cánh Thư Thời Lọan 1&2

(Những lá thư nói lên tình cảm của người lính và người yêu trong cuộc chiến đầy bi thương)

NHỮNG CD NÀY ĐƯỢC PHÁT HÀNH  TẠI BẮC CALI

    Hương Giang Music (Lion Plaza)
    Golden Laser (Sun Plaza)


TẠI NAM CALI

    Bích Thu Vân
    Nguyệt Cầm Music


 Liên lạc : THANH LOAN

 Email: nguyenmai59@yahoo.com, Website: mailoanmusic.com

 Mỗi tối hằng tuần, mời quý thính giả Bắc Cali đón nghe “ Đêm Nhạc Chủ Đề” được phát thanh trên làn sóng 96.1 FM lúc 11pm, thứ Tư và thứ Sáu do Thanh Loan và Thanh Lập thực hiện.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn