Mười ca khúc bất hủ nói về "Tình Yêu và Trận Mạc" của quân đội Việt Nam Cộng Hòa
18/04/20171:08 SA(Xem: 12442)
Người Pháp có câu: “ Ainsi tout lass, tout passé at tout casse, excepter le souvenir. Xin tạm dịch:” Thế rồi mọi việc trên đời đều đi qua, phôi pha và thây ma, duy chỉ còn lại kỷ niệm”.
Thiển ý của nữ ca sĩ Thanh Loan thì chưa hẵn thế! Bởi lẽ còn một số việc không thể bị quên lãng được sau nhiều năm tháng. Mặc dù những người sinh ra những đứa con tinh thần này kẻ còn người mất. Nhất là các nhạc phẩm được xem như một thời oanh liệt của dân tộc Việt Nam chúng ta mà theo Thanh Loan, Phải là “Một kho tàng quý giá về văn học gắn liền với văn hóa Việt , trải qua hơn năm thập niên chiến đấu, từ vật chất đến tinh thần, quyết không hề chùng bước.”
Mười ca khúc này do nhiều nhạc sĩ sáng tác bằng tim óc để lại cho hậu thế, đã từng được xem là tinh thần bất khuất của người chiến sĩ QLVNCH, quyết không chùng bước trước con đường đã vạch sẵn cho tự do.
Tính theo thủ tủ trong CD mà Thanh Loan nguyện làm “ Người yêu của lính” để trình bày các ca khúc, từng được người Việt Nam mến mộ từ Việt Nam đến Quốc Ngọai.
Nhạc phẩm đầu tiên :” NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH” là một trong những sáng tác của Trần Thiện Thanh đã được chính tác giả trình bày gần bốn thập niên qua. Ca sĩ Nhật Trường vừa mới qua đời tại Hoa Kỳ để lại hơn100 ca khúc độc đáo nói về tình yêu và trận mạc. Người lính chỉ có cánh hoa rừng mang về tặng em trong những giây phút về phép tại hậu phương. Gia tài của lính chỉ có tấm lòng yêu thương là cứu cánh trong tình thương.
Nhạc phẩm thứ hai “TUYẾT TRẮNG” nói về đời sống không Quân, những người đã từng một thời oanh liệt tung mây lướt gió, do nhạc sĩ Anh Chương sáng tác. Cho dù Tuyết Trắng đã chìm trong màn đêm, tinh thần người phi công chẵng bao giờ nao núng tấc lòng với đất nước và người yêu đang chờ đợi.
Nhạc phẩm thứ ba “CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI” của nhạc sĩ Nguyễn văn Đông đã làm rạng danh một thời oanh liệt của người chiến sĩ ra đi không hẹn ngày về, lao mình trong sương gió để mong một ngày thái bình cho đất nước quê hương.
Và người chinh phụ vẫn chờ đợi bóng chồng về trong nhung chiều mưa giá buốt.
Nhạc phẩm thứ tư “ HOA BIỂN” của nhạc sĩ Anh Thy viết về Hải Quân Việt Nam, là một Quân Chủng nổi tiếng trong QLVNCH Miền nam Việt Nam. Tình yêu của người lính Hải Quân chẵng khác gì hoa trắng tan trong đại dương. Sóng nước là nguồn vui để chiến đấu.
Nhạc phẩm thứ năm “SẮC HOA MÀU NHỚ” cúa nhạc sĩ Phương Linh/ Nguyễn Văn Đông sáng tác nói về những chiều hành quân ngoài biên ải trong khi hoa phượng tan tác rơi để đón mùa thu tới … để rồi đông phong mang khí lạnh về cho những chiểu hành quân giá buốt ngoài biên cương.
Nhạc phẩm thứ sáu “ ĐỒN VẮNG CHIỀU XUÂN” do Trần Thiện Thanh sáng tác, cảm hứng của tác giả sau một đêm ngủ lại tại một tiền đồn trong lúc giao thừa để làm phóng sự. “ Đồn anh đóng ven rừng mai. Nếu mai không nở, anh đâu biết xuân về hay chưa?”
Nhạc phẩm thứ bảy “AI NÓI VỚI EM” của nhạc sĩ Minh Kỳ. Nếu anh là Lính, ai sẽ đón đưa em trong những ngày bận bịu hành quân, rồi thương nhớ đợi chờ giăng đầy trong ký ức, những con tim cùng nhịp điệu yêu đương. Có những khi lấy Balo làm người tình yêu dấu để mơ về hình ảnh thân yêu của người em gái phương xa.
Nhạc phẩm thứ tám, hình ảnh “PHIÊN GÁC ĐÊM XUÂN” là tiếng lòng thành khẩn nhất (sau ca khúc “CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI’) của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông kính tặng những người hùng lao mình ra tiền tuyến, dâng mình mình cho đất nước, “ Đón giao thừa một phiên gác đêm, chào xuân đến súng xa vang rền” Xác hoa tàn rơi trên báng súng mà cú ngỡ như xác pháo tung bay. Thực ra chỉ là sự trở mình của những lá hoa vô tình rơi rụng.
Nhạc phẩm thứ chin “MỘT CHUYẾN BAY ĐÊM” của nhạc sĩ Song Ngọc. Người phi công xem phi cơ phản lực như một vì sao băng. Trong thăm thẳm trời mây, những vì sao lung linh ở dưới kia le lói những ánh đèn, làm cho ta cảm thấy ấm áp, vì biết rằng nơi đó có mẹ và em .
Nhạc phẩm thứ mười “SAO CHƯA THẤY HỒI ÂM” một sáng tác của nhạc sĩ Châu kỳ. Với những người đã từng khóac trên vai màu áo trận, đã từng gắn bó với cuộc đời quân ngũ, không ai mà không biết đến nhạc phẩm này. “Sao chưa thấy hồi âm…” nói lên tâm sự của người em gái hậu phương mõi mòn mong đợi những lá thư tiền tuyến gởi về.
Có nổi buồn nào thấm thía nhu Ngưu Lang Chức Nữ ở hai đầu ô thước bắc cầu trong mưa ngâu? Những ca khúc tình tự trên đây đã làm cho hậu phương quá đỗi say mê Lính, để rồi chân dung người lính đã trở thành thần tượng yêu thương của các cô gái dậy thì Việt Nam.
Ngày nay cho dù sống trên xứ lạ quê người, các thế hệ nối tiếp tương lai vẫn còn nhắc nhở mãi “ Anh Lính Cộng Hòa Miền Nam ơi !.”
Ngô Đa Thiện
Thiển ý của nữ ca sĩ Thanh Loan thì chưa hẵn thế! Bởi lẽ còn một số việc không thể bị quên lãng được sau nhiều năm tháng. Mặc dù những người sinh ra những đứa con tinh thần này kẻ còn người mất. Nhất là các nhạc phẩm được xem như một thời oanh liệt của dân tộc Việt Nam chúng ta mà theo Thanh Loan, Phải là “Một kho tàng quý giá về văn học gắn liền với văn hóa Việt , trải qua hơn năm thập niên chiến đấu, từ vật chất đến tinh thần, quyết không hề chùng bước.”
Mười ca khúc này do nhiều nhạc sĩ sáng tác bằng tim óc để lại cho hậu thế, đã từng được xem là tinh thần bất khuất của người chiến sĩ QLVNCH, quyết không chùng bước trước con đường đã vạch sẵn cho tự do.
Tính theo thủ tủ trong CD mà Thanh Loan nguyện làm “ Người yêu của lính” để trình bày các ca khúc, từng được người Việt Nam mến mộ từ Việt Nam đến Quốc Ngọai.
Nhạc phẩm đầu tiên :” NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH” là một trong những sáng tác của Trần Thiện Thanh đã được chính tác giả trình bày gần bốn thập niên qua. Ca sĩ Nhật Trường vừa mới qua đời tại Hoa Kỳ để lại hơn100 ca khúc độc đáo nói về tình yêu và trận mạc. Người lính chỉ có cánh hoa rừng mang về tặng em trong những giây phút về phép tại hậu phương. Gia tài của lính chỉ có tấm lòng yêu thương là cứu cánh trong tình thương.
Nhạc phẩm thứ hai “TUYẾT TRẮNG” nói về đời sống không Quân, những người đã từng một thời oanh liệt tung mây lướt gió, do nhạc sĩ Anh Chương sáng tác. Cho dù Tuyết Trắng đã chìm trong màn đêm, tinh thần người phi công chẵng bao giờ nao núng tấc lòng với đất nước và người yêu đang chờ đợi.
Nhạc phẩm thứ ba “CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI” của nhạc sĩ Nguyễn văn Đông đã làm rạng danh một thời oanh liệt của người chiến sĩ ra đi không hẹn ngày về, lao mình trong sương gió để mong một ngày thái bình cho đất nước quê hương.
Và người chinh phụ vẫn chờ đợi bóng chồng về trong nhung chiều mưa giá buốt.
Nhạc phẩm thứ tư “ HOA BIỂN” của nhạc sĩ Anh Thy viết về Hải Quân Việt Nam, là một Quân Chủng nổi tiếng trong QLVNCH Miền nam Việt Nam. Tình yêu của người lính Hải Quân chẵng khác gì hoa trắng tan trong đại dương. Sóng nước là nguồn vui để chiến đấu.
Nhạc phẩm thứ năm “SẮC HOA MÀU NHỚ” cúa nhạc sĩ Phương Linh/ Nguyễn Văn Đông sáng tác nói về những chiều hành quân ngoài biên ải trong khi hoa phượng tan tác rơi để đón mùa thu tới … để rồi đông phong mang khí lạnh về cho những chiểu hành quân giá buốt ngoài biên cương.
Nhạc phẩm thứ sáu “ ĐỒN VẮNG CHIỀU XUÂN” do Trần Thiện Thanh sáng tác, cảm hứng của tác giả sau một đêm ngủ lại tại một tiền đồn trong lúc giao thừa để làm phóng sự. “ Đồn anh đóng ven rừng mai. Nếu mai không nở, anh đâu biết xuân về hay chưa?”
Nhạc phẩm thứ bảy “AI NÓI VỚI EM” của nhạc sĩ Minh Kỳ. Nếu anh là Lính, ai sẽ đón đưa em trong những ngày bận bịu hành quân, rồi thương nhớ đợi chờ giăng đầy trong ký ức, những con tim cùng nhịp điệu yêu đương. Có những khi lấy Balo làm người tình yêu dấu để mơ về hình ảnh thân yêu của người em gái phương xa.
Nhạc phẩm thứ tám, hình ảnh “PHIÊN GÁC ĐÊM XUÂN” là tiếng lòng thành khẩn nhất (sau ca khúc “CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI’) của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông kính tặng những người hùng lao mình ra tiền tuyến, dâng mình mình cho đất nước, “ Đón giao thừa một phiên gác đêm, chào xuân đến súng xa vang rền” Xác hoa tàn rơi trên báng súng mà cú ngỡ như xác pháo tung bay. Thực ra chỉ là sự trở mình của những lá hoa vô tình rơi rụng.
Nhạc phẩm thứ chin “MỘT CHUYẾN BAY ĐÊM” của nhạc sĩ Song Ngọc. Người phi công xem phi cơ phản lực như một vì sao băng. Trong thăm thẳm trời mây, những vì sao lung linh ở dưới kia le lói những ánh đèn, làm cho ta cảm thấy ấm áp, vì biết rằng nơi đó có mẹ và em .
Nhạc phẩm thứ mười “SAO CHƯA THẤY HỒI ÂM” một sáng tác của nhạc sĩ Châu kỳ. Với những người đã từng khóac trên vai màu áo trận, đã từng gắn bó với cuộc đời quân ngũ, không ai mà không biết đến nhạc phẩm này. “Sao chưa thấy hồi âm…” nói lên tâm sự của người em gái hậu phương mõi mòn mong đợi những lá thư tiền tuyến gởi về.
Có nổi buồn nào thấm thía nhu Ngưu Lang Chức Nữ ở hai đầu ô thước bắc cầu trong mưa ngâu? Những ca khúc tình tự trên đây đã làm cho hậu phương quá đỗi say mê Lính, để rồi chân dung người lính đã trở thành thần tượng yêu thương của các cô gái dậy thì Việt Nam.
Ngày nay cho dù sống trên xứ lạ quê người, các thế hệ nối tiếp tương lai vẫn còn nhắc nhở mãi “ Anh Lính Cộng Hòa Miền Nam ơi !.”
Ngô Đa Thiện
Gửi ý kiến của bạn